Menu chính

Lượt truy cập

Đã truy cập: 28

Đang truy cập: 5

QUY TRÌNH HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Dowload Quy trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp

/quantri/upload/files/Quy%20tr%C3%ACnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Fng%20b%E1%BA%A3o%20hi%E1%BB%83m%20th%E1%BA%A5t%20nghi%E1%BB%87p(1).pdf

 

SỞ LAO ĐỘNG – TBXH KHÁNH HÒA

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

DÂN TỘC NỘI TRÚ KHÁNH VĨNH

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT  NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

 

 

     Khánh Vĩnh, ngày 20 tháng 01 năm 2017

 

                                 

 

QUY TRÌNH

HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

 

 I. Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:

          Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP cho Trung tâm Dịch vụ việc làm Khánh Hòa tại các văn phòng chi nhánh và điểm tiếp nhận ở địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

          II. Xét điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

          Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đủ các điều kiện sau đây:

          1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

          a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

          b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

          2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.

          3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

          4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

          a) Thực hiện nghĩa vu quân sự, nghĩa vụ công an;

          b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

         

 

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

          d) Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù;

          đ) Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

          e) Chết.

          III. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

          2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

          a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

          b) Quyết định thôi việc;

          c) Quyết định sa thải;

          d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

          đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

          Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

          3. Sổ bảo hiểm xã hội.

          IV. Thời điểm hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

          Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

          V. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng:

          1. Cách tính:

Mức hưởng trợ  =                    Mức lương bình quân của 06   x 60%

cấp thất nghiệp              tháng liền kề có đóng bảo hiểm

hằng tháng                               thất nghiệp trước khi thất nghiệp

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: được tính theo số tháng đóng BHTN

cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng, cứ đóng đủ

 

 

thêm 12 tháng thì được hưởng 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

          VI. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp:

  1. Trợ cấp thất nghiệp.
  2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
  3. Hỗ trợ học nghề.

4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

          VII. Bảo hiểm Y tế:

          Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

          VIII. Thực hiện thông báo việc làm:

          Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 16 theo đúng thời gian quy định.

          Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được coi là đã thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm khi đã ghi đúng và đầy đủ các nội dung trong thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm và chịu trách nhiệm về nội dung thông báo.

 

          ĐỊA CHỈ NHẬN HỒ SƠ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

          Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Vĩnh

          Địa chỉ: Số 2 Hùng Vương, thị trấn Khánh Vĩnh, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

          Điện thoại: 0258.3790749.     

 

                                                                             KT. HIỆU TRƯỞNG

                                                                PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ DÂN TỘC NỘI TRÚ KHÁNH VĨNH

Hỗ trợ trực tuyến

       0258 350 3356