Menu chính

Lượt truy cập

Đã truy cập: 28

Đang truy cập: 32

Bài tuyên truyền phòng chống bệnh cúm gia cầm

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus tuýp A gây ra (bao gồm cả gia cầm, chim hoang dã) và động vật có vú đều có thể mắc bệnh.

Đặc điểm chung của bệnh.

Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm do vi rút cúm típ A gây ra.  ở loài chim (Bao gồm cả gia cầm và chim hoang dã). Và động vật có vú bao gồm cả con người.

Bệnh cúm gia cầm lây truyền qua đường nào?

Một số loại cúm gia cầm có thể kể đến như: A/H5N1, A/H7N9, A/H5N6 hay A/H9N2...Trong đó cúm A /H5N1 là một trong những chủng cúm A phổ biến nhất. Bệnh có thể lây nhiễm từ gia cầm bị bệnh sang người qua những con đường sau:

- Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh hoặc đã chết vì bệnh chẳng hạn như giết mổ, mua bán, vận chuyển, sờ hoặc cầm vào gia cầm nhiễm bệnh.

- Lây gián tiếp qua đường ăn, uống:

+ Vô tình ăn phải thịt của gia cầm đã nhiễm bệnh.

+ Ăn các món ăn chế biến từ gia cầm chưa được nấu chín kỹ như tiết canh, trứng chưa luộc chín kỹ...

 

 

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm gia cầm

- Các triệu chứng đầu tiên của bệnh cúm gia cầm thường xuất hiện sau 2-8 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh.

- Đối với gia cầm (gà, vịt) thì gà sẽ nhiễm trùng huyết, viêm đường hô hấp và xuất huyết ở nội tạng và tổ chức dưới da.

- Gà bị nhiễm H5N1 chết nhanh, trong vòng 48 giờ, tỉ lệ chết có thể lên đến 90% và trong 3 - 4 ngày sau khi nhiễm, có thể chết hết toàn đàn.

- Các đàn gà nhiễm bệnh có các triệu chứng như xù lông, tiêu chảy và có âm hô hấp.

- Trước khi chết gia cầm nhiễm bệnh có biểu hiện triệu chứng thần kinh gồm bại liệt và xoăn vặn cổ.

- Bệnh tích có thể quan sát được là phổi xung huyết trầm trọng, lách sưng to, mề, tiền mề và ruột xuất huyết. Xuất huyết dưới da của ống chân, phù quanh mí mắt, mào và tích tụ huyết xanh tím.

Người nhiễm cúm gia cầm có triệu chứng như thế nào?

Đối với người. Khi nhiễm cúm gia cầm, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

+ Sốt.

+ Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên đau nhức người.

+ Ho và đau họng.

+ Tùy theo mức độ nhiễm trùng đường hô hấp, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng viêm phổi, khó thở, sốc... có thể dẫn đến tử vong.

+ Bên cạnh đó, tùy vào từng chủng của virus cúm, người bệnh cũng có thể xuất hiện một số bất thường đường tiêu hóa hoặc tình trạng viêm não ở nhiều mức độ khác nhau.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bị nhiễm.

 

 

Lây nhiễm từ động vật sang người

Virus A/ H5N1 lây nhiễm từ động vật qua người thông qua việc con người tiếp xúc với gia cầm như: mua bán, giết mổ gia cầm, chế biến gia cầm bệnh, ăn tiết canh vịt hoặc thịt gia cầm chưa nấu chín…

Việc tiếp xúc với gia cầm đã nhiễm bệnh khiến con người có nguy cơ mắc các bệnh về: thanh quản, đường tiêu hóa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Virus cúm gia cầm lây truyền từ gia cầm sang người qua tiếp xúc với phân hoặc các dịch tiết ở mũi, miệng, mắt hoặc gia cầm bị nhiễm bệnh.

Lây nhiễm từ môi trường sang người

Môi trường cũng được coi là một trong những con đường lây bệnh cúm A H5N1, chẳng hạn như:

Môi trường thức ăn bị nhiễm khuẩn dính vào cơ thể,Môi trường nước bị nhiễm virus và bạn vô tình để dính vào miệng, Chuồng trại chưa được phun thuốc vệ sinh khử trùng, phân gia cầm chưa qua xử lý để làm phân bón…

Khi phát hiện bệnh cần phải làm gì?

Cúm gia cầm là một dịch bệnh vô cùng nghiêm trọng và nguy hiểm. Khi phát hiện bệnh, cần báo ngay với cơ quan y tế địa phương. Khi phát hiện có dấu hiệu và triệu chứng bệnh cúm gia cầm ở cơ sở chăn nuôi, bạn cần báo ngay cho cán bộ thú y để xử lí kịp thời.

Đặc biệt, để không lây lan, bạn phải bao vây ổ dịch, Tiêu huỷ toàn bộ gia cầm chết, mắc bệnh và gia cầm khác trong đàn bằng cách đốt hoặc đào hố chôn sâu với chất sát trùng hoặc vôi bột theo quy định của thú y. Không được dùng kháng sinh hay dược liệu để tự điều trị vì tất cả các loại kháng sinh đều không có tác dụng. Không được bán chạy gà ốm, ăn thịt gia cầm trong đàn bị bệnh và vứt xác chết bừa bải..

Virus cúm gia cầm lây lan rất nhanh nên bạn cần phải biết cách xử lý để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Cách ngăn ngừa lây nhiễm cúm gia cầm sang người

- Không tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh.

- Không giết mổ gia cầm bị ốm, đã chết mà cần thông báo đến các cơ quan chức năng của địa phương. Trong trường hợp giết mổ thì cần chuẩn bị những trang bị phòng hộ như găng tay, khẩu trang. Đặc biệt lưu ý không tiếp xúc với lông, chất thải hoặc máu của gia cầm.

- Không mua bán, vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc.

Không nên sờ hay chạm vào gia cầm. Nếu đã sờ, chạm vào gia cầm thì nên rửa tay bằng xà phòng ngay dù gia cầm có bệnh hay không.

- Đeo khẩu trang trong lúc dọn dẹp chuồng trại - chăm sóc gia cầm.

- Không nên tiêu thụ các loại thịt gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Khi đã biết rõ nguồn gốc xuất xứ của gia cầm vẫn nên bảo đảm ăn chín uống sôi.

- Sau khi chế biến cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chế biến.

Cách hạn chế dịch bệnh

“Dù cúm H5N1 chưa ghi nhận trường hợp lây nhiễm từ người qua người, song chúng ta phải luôn cảnh giác với dịch bệnh”

Để đảm bảo an toàn, các hộ chăn nuôi cần tiêm phòng cho gia cầm. Các chủng của virus cúm gia cầm có thể lây nhiễm cho nhiều loại động vật khác nhau, lan truyền nhanh từ trại chăn nuôi này sang tại chăn nuôi khác. Giải pháp tiêu hủy toàn đàn gia cầm là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lan truyền virus từ gia cầm qua người.

Thịt gia cầm cần được làm sạch và nấu chín kỹ trước khi sử dụng.

Cúm gia cầm là một bệnh dịch xảy ra ở những loại gia cầm  Nếu không ngăn chặn được bệnh dịch sẽ lây lan và gây nguy hiểm đến sức khỏe con người . Nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như những người xung quanh./.

Trần Thị Thúy My

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ DÂN TỘC NỘI TRÚ KHÁNH VĨNH

Hỗ trợ trực tuyến

       0258 350 3356